Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

Dẫu biết BSC và KPI là "cặp đôi hoàn hảo" đối với chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiêp, ... Nhưng đôi khi những nhà quản trị còn vấp phải những sai lầm trong việc áp dụng các quy tắc của BSC và KPI làm cho nó không còn đạt được hiệu quả mong muốn nữa. Vậy đó là gì? 

Yêu cầu quá nhiều mục tiêu KPIs

Ở một số công ty hiện nay, tiêu chí được giao cho các nhân viên ngày càng nâng cao với số lượng quá nhiều. Điều này làm cho chất lượng công việc cũng như nhân viên trở nên bị áp lực và không đạt được kết quả tốt. 

Một số mục tiêu KPIs không đo lường được

Trong nguyên tắc Smart, M - Measurable là tiêu chí đo lường hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, bởi những thiết kế KPIs quá nhiều làm cho các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trở nên phức tạp, khó khăn. Cả người quản lý và người thực hiện đều gặp khó khăn. 

BSC là một phương pháp quản trị chiến lược

Bạn cần phải có nhìn nhận đúng về lý thuyết của các phương pháp. Cụ thể, BSC là phương pháp hỗ trợ cho lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp giúp chiến lược và mục tiêu kinh doanh trở nên rõ ràng và khả thi hơn.

BSC không phải là phương pháp đánh giá (BSC không phải công cụ đo lường KPI)

Hiểu đơn giản, BSC là cơ sở cho người quản lý có thể xác định các KPIs. Thử tưởng tượng, chúng ta xây dựng một hệ thống KPIs rộng lớn như BSC khiến nhân viên "không biết phải như thế nào". Một khi lãnh đạo không đánh giá được chỉ tiêu thì nhân viên sẽ không đạt được KPIs mong muốn.

Tiêu chuẩn và khung điểm đánh giá thiếu tính công bằng

Trong nhiều trường hợp hệ thống đánh giá KPIs lại khác nhau, nên người thực hiện không thể biết rõ như thế nào để được đánh giá tốt hay xuất sắc. Có KPIs chấm theo mức 3, có KPIs khác lại ở mức 5 là cao nhất. Chính những suy nghĩ và thiết kế chủ quan của người quản lý KPIs làm cho sự công bằng trong đánh giá trở nên thiếu cân băng hơn bao giờ hết

Nếu bạn nhận ra việc triển khai hệ thống BSC&KPI chưa hiệu quả thì hãy tham khảo những nguyên nhân này nhé. Biết đâu bạn sẽ "thông suốt" ở đâu đó thì sao? 

Câu hỏi đặt ra là: "Nên làm gì để xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ sát nhất với bối cảnh nhân sự và thực tiễn thị trường?" 

Chắc hẳn, đây là một câu hỏi khó với rất nhiều anh chị chủ doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường thường xuyên biến động bất ngờ, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Hãy tham khảo ngay hai công cụ BSC và KPI trong nghiệp vụ quản lý nhân sự, thúc đẩy năng suất lao động. 

BSC là Thẻ điểm cân bằng xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990, dùng để đánh giá doanh nghiệp theo kết quả công việc, bổ sung cho những thước đo tài chính vốn vẫn được sử dụng. Và BSC còn giúp nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể cho nhân viên. 

Mặt khác, KPI lại là công cụ quản trị mục tiêu, đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp, một bộ phận hay một cá nhân. Nói cách khác, KPI là chỉ số đo lường hiệu quả công việc của từng nhân viên. 

Hai công cụ tưởng chừng không liên quan nhưng có mối quan hệ "gần gũi" với nhau. BSC sẽ giúp lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên và KPIs sẽ đo lường hiệu quả công việc của từng người. Người lãnh đạo dựa vào đó để đánh giá năng lực và định hướng công việc của mỗi cá nhân. 

Hiểu nhân viên, đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên giúp cho chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng cũng như mục tiêu đã đặt ra. BSC và KPI kết hợp tạo nên sức mạnh to lớn cho tổ chức, doanh nghiệp. Việc quản trị theo đó mà cũng hiệu quả hơn rất nhiều!

Ứng dụng của phương pháp BSC đối với doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Kiểm soát các dữ liệu quan trọng

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng quá tải dữ liệu. Vậy nên, bước đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược và đưa nó vào một nền tảng tập trung. Từ đó, bạn có thể xác định được một tập hợp các thước đo cho những người liên quan và biết họ đang làm như thế nào. 

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong doanh nghiệp

Để đo lường và đánh giá mục tiêu, bạn có thể sử dụng hệ thống ký hiệu với nhiều màu sắc khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. Chẳng hạn, phương pháp BSC với màu sắc như sau: 

- Màu đỏ: thước đo mục tiêu cần được trợ giúp thêm hoặc một số nguồn lực bên ngoài được phân bổ để đưa mọi thứ đi đúng hướng. 

- Màu vàng: mục tiêu hay thước đo sắp đi đúng quỹ đạo hoặc có thể tự điều chỉnh. 

- Màu xanh: mọi thứ đang đi đúng hướng - mục tiêu đã đưa ra. 

3. Dựa vào KPI để đánh giá các mục tiêu định kỳ

KPI được xem là một công cụ quản lý hiệu suất hiệu quả giúp người dùng giao trách nhiệm cho nhân viên và là tiêu chí để đánh giá học đã làm đúng chiến lược chưa. 

Muốn đạt được hiệu quả tốt, hãy áp dụng phương pháp BSC và KPI. Phụ thuộc các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt ra các KPI khác nhau. Từ đó, bạn có thể kiểm soát tốt công việc và điều chỉnh hợp lý. 

4. Kết nối các mục tiêu với nhau

Với chiến lược hay kế hoạch đã đề ra, bạn sử dụng phương pháp BSC để đo lường. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn gắn mục tiêu nào đó. Vậy nên, doanh nghiệp nên giao nhiệm vụ kèm KPI cho nhân viên và kết nối các mục tiêu với nhau bằng mũi tên. 

Trên đây là ứng dụng của Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về công cụ quản trị hàng đầu này nhé!

KPI là một công cụ đo lường hiệu quả công việc, hiệu suất làm việc hàng đầu hiện nay. Cùng tìm hiểu KPI là gì và vai trò của nó là gì nhé!

1. KPI là gì? 

Hiện nay, khi nói về KPI, trong giới Quản trị nhân sự đang tồn tạo 3 kiểu định nghĩa. Mặc dù trong tiếng Anh, KPI chỉ đơn giản là Key Performance Indicators. 

- Định nghĩa 1: “KPI là một công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc theo thời gian cho một mục tiêu cụ thể”

KPI cung cấp các mục tiêu để các nhóm tìm kiếm, mốc quan trọng để đánh giá tiến độ và thông tin chi tiết giúp mọi thành viên trong tổ chức đưa ra được kế hoạch, định hướng tốt hơn. 

- Định nghĩa 2: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả công việc quan trọng”

Định nghĩa này thường được dùng bởi những ai tiếp xúc với KPI như các HR chuyên đánh giá, HRM hoặc người đã tìm hiểu, qua các lớp đào tạo về KPI cơ bản.

- Định nghĩa 3: “KPI là công cụ đo hiệu suất hiệu quả cốt yếu”

KPI này chỉ số cốt yếu, ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc được theo dõi và giám sát bởi lãnh đạo. Đây là định nghĩa phức tạp nhất mà giới chuyên gia - người tìm hiểu sâu hay thiên hướng đi vào học thuật mới sử dụng. 

2. Tác dụng chính của KPI

Xây dựng KPI cho từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp nhân viên xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt. Bên cạnh đó cũng tạo động lực cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình.

  • Nhờ KPI của từng nhân viên, doanh nghiệp dễ dàng xác định: 
  • Mức khen thưởng nhằm nâng cao tinh thần làm việc.
  • Tạo cơ sở để xác định các nội dung đào tạo nhân việc.
  • Hướng nhân viên hành xử theo văn hóa doanh nghiệp.

3. Vai trò của KPI trong doanh nghiệp

KPI nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể: 

- KPI giúp đo lường mục tiêu hiệu quả

- KPI tạo nên môi trường tốt để học hỏi

- KPI giúp tiếp nhận thông tin quan trọng nhanh chóng

- KPI tạo động lực làm việc của nhân viên

- KPI nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân

Mong rằng với những chia sẻ về KPI đã giúp bạn có thêm hiểu biết về chỉ số đặc biệt này. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và kiểm soát tiến độ công việc, hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bất kỳ hệ thống nào cũng có những ưu và nhược điểm và BSC cũng vậy. Cùng tim hiểu trong bài viết này nhé!

Ưu điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

- BSC mang lại cấu trúc của chiến lược

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là cách thức hợp lý, có cấu trúc giúp người lãnh đạo được bao phủ dễ hiểu. BSC giúp giữ mục tiêu của doanh nghiệp ở trung tâm, sử dụng các đo lường cụ thể để theo dõi tiến trình hành động. 

- BSC giúp truyền thông chiến lược dễ dàng hơn

Khi doanh nghiệp đã có mục tiêu và chiến lược cụ thể. việc triển khai truyền thông trở nên dễ dàng hơn. Thứ nhất, BSC giúp nhân viên hiểu rõ kễ hoạch. Thứ hai, BSC giúp đối tác nắm được chiến lược cơ bản, việc trao đổi và hợp tác cũng vì thế mà thuận lợi hơn. 

- BSC gắn kết các dự án với nhau

Một ưu điểm của BSC đó là đảm bảo cả hệ thống đi đúng hướng. Doanh nghiệp xác định được mục tiêu chung, để đặt ra các chiến lược cụ thể. Các dự án dễ dàng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. 

- BSC cải thiên hiệu suất báo cáo

BSC là công cụ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình, kết quả đạt được hay sự cố phát sinh. Các nhà quản lý có thể kiểm tra, đánh giá các hoạt động đang diễn ra và hiệu quả thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện hoạt động. 

Nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC) 

- BSC cần sự hỗ trợ từ lãnh đạo để thành công

- BSC không nên được sao chép chính xác từ các ví dụ

- Vấn đề khi quản lý thủ công

BSC là một công cụ quản trị hàng đầu hiện nay. Để BSC phát huy hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên linh hoạt với BSC, áp dụng sao cho đứng với tình hình, thực trạng hiện tại.