Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bí quyết giúp nhân viên “ghi điểm” với sếp

Một nhân viên tốt chỉ chăm chỉ và tài năng thôi chưa đủ, để thành công, bạn phải có những bí quyết riêng để “ghi điểm” với nhà lãnh đạo.

Sự hiểu biết

Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chưa bao giờ là đủ. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết, có thể thực hiện công việc một cách dễ dàng và chủ động mà còn giúp bạn “ghi điểm” với sếp. Dù là cấp trên hay đồng nghiệp, họ sẽ đều ngưỡng mộ và thán phục một nhân viên có sự hiểu biết sâu rộng. Ngoài ra, sự hiểu biết còn chứng tỏ bạn có niềm đam mê và luôn cố gắng hết mình trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

Tuy nhiên, bạn đừng biến mình thành “thùng rỗng kêu to” với những lý thuyết “suông”. Hãy thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình một cách tinh tế, khéo léo và áp dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn công việc. Điều này không chỉ khiến người khác nể phục mà còn khiến họ tôn trọng và yêu mến bạn.

Chăm chỉ

Động lực, mục tiêu và kiến thức là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên thành công. Tuy nhiên, dù động lực và mục tiêu có rõ ràng bao nhiêu, kiến thức sâu rộng đến mấy thì ước mơ của bạn cũng khó trở thành hiện thực nếu không có sự nỗ lực hết mình.

Hãy chăm chỉ làm việc. Điều này không những giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có những bước tiến trong công việc mà còn giúp bạn “ghi điểm” trong mắt nhà lãnh đạo: một nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng cống hiến và quan tâm đến sự phát triển chung của công ty.



Có thái độ tích cực trong công việc

Ai cũng biết thái độ chán nản, tiêu cực chính là “liều thuốc độc” giết chết sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để giữ vững và duy trì thái độ tích cực trong công việc, đặc biệt khi chúng ta phải làm những công việc nhàm chán và lặp lại.

Bạn hãy biến mình trở thành một người có thái độ tích cực tại nơi làm việc. Luôn vui vẻ và hăng say và đam mê với những gì bạn làm, chắc chắn bạn sẽ có được cái nhìn thiện cảm từ nhà lãnh đạo. Một trong những chìa khóa để tạo nên thái độ tích cực nơi làm việc đó là niềm tin vào khả năng của mình. Khi lãnh đạo đưa ra một yêu cầu hợp lý, thay vì nói không và “bàn lùi”, bạn hãy trở thành một trong những người đầu tiên nói “đồng ý”. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Chắc chắn, sếp của bạn sẽ cảm thấy hứng khởi và đánh giá cao tinh thần của bạn.

Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Con người ai cũng có những sai lầm và hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sai sót là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dũng cảm thừa nhận sai sót của bản thân và sẵn sàng chịu trách nhiệm với những sai phạm đó.

Một sai sót dù lớn cỡ nào cũng không để lại dấu ấn vĩnh viễn trong sự nghiệp của bạn. Trên thực tế, điều đó còn góp phần vào việc học hỏi của bản thân. Chính vì vậy, đừng “lờ đi” hoặc cố tình đổ lỗi cho người khác khi có sai sót xảy ra. Bạn hãy dũng cảm thừa nhận, xin chịu trách nhiệm đồng thời đưa ra các biện pháp để sửa sai. Có thể sếp của bạn sẽ không hài lòng về những sai phạm đó những ít nhất họ cũng sẽ nhận ra một phẩm chất đáng quý của bạn.

Thân thiện và giúp đỡ đồng nghiệp

Năng lực và kết quả làm việc không phải là tiêu chí duy nhất để nhà lãnh đạo đánh giá về bạn. Xây dựng hình ảnh thân thiện, giúp đỡ đồng nghiệp cũng là một trong những yếu tố chủ chốt giúp bạn “củng cố địa vị” trong mắt lãnh đạo.

Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện của bạn. Bạn cũng nên chú ý những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi…Ngoài ra, bạn hãy tận dụng thời gian rảnh để giúp đỡ người đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết công việc. Chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ rất cảm kích và bạn cũng sẽ trở thành một trong những nhân viên chủ chốt trong mắt lãnh đạo và các đồng nghiệp.

Xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp

Trong một môi trường làm việc năng động và hiện đại, tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp cũng như sự thăng tiến của mỗi cá nhân. Dù bạn là ai hay làm gì thì một phong cách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thuận lợi và thành công trong công việc. Mang một hình ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ tự tin, và đồng thời, khiến sếp và đồng nghiệp tin tưởng vào bạn cũng như khả năng của bạn.

Nhàn Lê (Khampha.Vn)

Nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO Việt Nam trong môi trường kinh doanh đầy biến động

“Con đường duy nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành là CEO phải xác định luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi những thứ cần thiết để luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh”.

  Cho đến hôm nay có thể nói sau hơn 25 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước các khó khăn và thách thức lớn như hiện nay trong môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước đầy biến động và khủng hoảng trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là những người đững mũi chịu sào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tàu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang dặt trên vai các CEO.

 1. Phác họa chân dung về CEO

CEO (Chief Executive Officer) là người chịu trách nhiệm và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công theo các quyết sách, chiến lược và chính sách của Hội Đồng Quản Trị. Có thể nói CEO là linh hồn, là trung tâm của các doanh nghiệp. Năng lực điều hành của CEO là hạt nhân lõi để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy thì để thành công CEO cần phải có những năng lực điều hành như thế nào?
Qua rất nhiều nghiên cứu có thể rút ra năng lực lãnh đạo điều hành cần có của một CEO gồm những nền tảng sau:

-   Có tố chất, thái độ lãnh đọa điều hành: Tư tưởng phóng khoáng, hợp tác, tự tin, nhiệt tình, quyết đoán, thấu hiểu, vị tha, sẵn sang chấp nhận, dám mạo hiểm với rủi ro, công bằng, sang tạo, có đạo đức…

-   Có kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo: Có kiến thức, hiểu biết về quản lý  điều hành, về lĩnh vực hoạt động, hiểu mình, hiểu người, được đào tạo có trình độ kinh doanh…

  -   Có kỹ năng lãnh đạo: Có tầm nhìn chiến lược, có kỹ năng giao tiếp, phân việc giao quyền, ủy quyền, gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, có kỹ năng ra quyết định...

 2. Bức tranh chân dung CEO Việt Nam hiện nay

 Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt: Trong đó nổi lên với nhiều tên tuổi lớn như: Viettel, VNPT,Vinaphone, Mobiphone, FPT, Café Trung Nguyên……có thể nói rằng sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp có sự đóng góp rất lớn, đặc biệt trong các CEO. Các CEO Việt Nam có những điểm mạnh nổi bật là: Thông minh sáng tạo, nhanh nhạy, thích ứng nhanh với thời cuộc, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, lạc quan và năng động…..
Tuy nhiên các CEO của Việt Nam còn nhwunxg điểm yếu hạn chế cơ bản sau:

-   Thái độ, tố chất lãnh đạo điều hành : Có tố chất lãnh đạo điều hành song thiếu tính đoàn kết và kỷ luật cao.

-   Kiến thức, trình độ lãnh đạo điều hành còn thấp và mang số đông

 Theo kết quả điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA thực hiện khảo sát hơn 63.760 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy:
Số chủ doanh nghiệp chỉ có 54,5% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.  Còn lại là 45,5% số chủ nghiệp có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học, số chủ doanh nghiệp có nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ càng quá hiếm với 3,7 % số chủ doanh nghiệp. Số trình độ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế và khoảng 70% số chủ doanh nghiệp còn lại chưa được đào tạo.

-   Kỹ năng lãnh đạo điều hành: Kỹ năng lãnh đạo điều hành vừa thiếu lại vừa yếu

Với  nền tảng học vấn thấp, thiếu đào tạo để trở thành CEO một cách bàn bản và chuyên nghiệp nên sẽ dẫn đến việc các CEO Việt Nam hiện nay bị thiếu nhiều kỹ năng để có thể lãnh đạo điều hành tốt doanh nghiệp của mình.

3. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay

 -   Đối với chính phủ:

   + Mạnh tay và kiên quyết loại bỏ , cách chức và cho nghỉ việc những CEO tại các Tập đoàn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản để làm gương và tạo nên tinh thần doanh ngiệp dám làm, dám chịu trách nhiệm của Việt nam
     + Thực hiện triệt để chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hang đầu” để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần gián tiếp tạo nên các CEO Việt Nam sau này.

  -   Đối với các hiệp hội ngành nghề: Cần nâng cao hoạt động của các hiệp hội theo hướng  thực chất, thiết thực và hiệu quả nhằm tạo nên khí thế, tinh thần doanh nhân cạnh tranh lành mạnh, hợp tác phát triển, chia sẻ và đoàn kết giữa các CEO với nhau và đặc biệt khi đầu tư ra nước ngoài.

  -   Đối với doanh nghiệp: Các chủ doanh nghiệp, Hội đồng Quản trị trong các Công ty cần nên trao quyền  và tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền điều hành trong doanh nghiệp, hạn chế kiêm nhiệm cả chủ tich HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc.

   -   Đối với  bản thân các CEO: Con đường duy nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành là CEO phải xác định luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi những thứ cần thiết để luôn theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của môi trường.

4.   Kết luận

Trong bối cảnh môi trường kinh tế luôn biến động khó lường và đang đầy khó khăn thách thức như hiện nay là một giải pháp quan trọng để  phát triển bền vững các doanh nghiệp lấy con người là trung tâm, lấy CEO làm hạt nhân của quản lý điều hành.

Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
ThS. NCS Nguyễn Mạnh Hùng

0 nhận xét :

Đăng nhận xét